Ethereum đang rơi vào bế tắc? Góc nhìn từ một người yêu Ethereum “yêu đến mức đau lòng”

Ethereum đang rơi vào bế tắc? Góc nhìn từ một người yêu Ethereum “yêu đến mức đau lòng”

Dù vẫn là cái tên giữ vị trí trung tâm trong thế giới blockchain với hệ sinh thái DeFi phát triển và cộng đồng nhà phát triển mạnh mẽ, Ethereum lại đang đối mặt với một thời kỳ đầy thử thách. Trong bài chia sẻ gần đây, nhà nghiên cứu Web3 Haotian đã đưa ra 5 lý do cốt lõi khiến Ethereum rơi vào tình trạng hiện tại – một giai đoạn bị đánh giá là trì trệ về phát triển và thiếu hấp dẫn về mặt đầu tư.

1. Tư duy “tháp ngà” khiến Ethereum mất kết nối với thị trường

Trong giai đoạn 2020–2024, Ethereum Foundation (EF) bị cho là đã vận hành theo một tư duy “tháp ngà” – chỉ tập trung phát triển công nghệ, liên tục đề xuất cải tiến mà bỏ qua nhu cầu thực tế từ người dùng. EF gần như phớt lờ các phản hồi, chỉ trích từ cộng đồng, khiến họ bỏ lỡ thời điểm vàng để cải thiện trải nghiệm. Kết quả là các đối thủ như Solana, Sui... nhanh chóng vượt lên với sản phẩm tốt và trải nghiệm người dùng đơn giản hơn.

2. “Kể chuyện” công nghệ quá đà khiến người dùng mệt mỏi

Từ DeFi, NFT đến Layer2, Ethereum liên tục tung ra những đợt truyền thông công nghệ mới như một nhà máy sản xuất narrative. Nhưng đằng sau đó là sự thiếu hụt về khả năng thu hút giá trị cho $ETH. Thị trường ngày càng cảm thấy mỏi mệt với những cải tiến kỹ thuật không mang lại lợi ích rõ ràng về mặt kinh tế.

3. Chiến lược Layer2 gây chia rẽ hệ sinh thái

Sự bùng nổ của các Layer2 như Optimism, Arbitrum, Base tuy giúp giảm chi phí và tăng thông lượng, nhưng lại khiến thanh khoản bị phân tán và trải nghiệm người dùng trở nên phức tạp. Việc thiếu tiêu chuẩn tương thích giữa các hệ sinh thái (OP Stack, ZK Stack...) khiến nhiều người đánh giá rằng Layer2 đang là “vampire chain” – hút giá trị mà không đóng góp ngược lại cho Ethereum.

4. $ETH chưa tìm được mô hình giá trị bền vững

Dù đã triển khai EIP-1559 với cơ chế đốt phí để giảm cung, nhưng thực tế ETH vẫn không gắn liền trực tiếp với mức độ sử dụng mạng. Các khoản phí phát sinh từ Layer2 không truyền ngược lại vào Layer1 – khiến $ETH mất đi vai trò “trung tâm giá trị” của mạng lưới.

5. Văn hóa cộng đồng bị tách rời khỏi thị trường

Ethereum vẫn mang đậm tinh thần kỹ thuật thuần túy, phần nào đó coi thường những xu hướng “meme” đang lan rộng trên thị trường. Trong khi đó, Solana với cách tiếp cận cởi mở hơn đã thu hút được nhiều dự án mới, cộng đồng trẻ trung và tạo ra sự sôi động rõ rệt.


Tương lai nào cho Ethereum?

Dù hiện tại ETH có phần lép vế so với các blockchain tốc độ cao, nhưng không thể phủ nhận Ethereum vẫn là mạng lưới sở hữu cơ sở hạ tầng phi tập trung và bảo mật mạnh mẽ nhất. Hệ sinh thái DeFi cốt lõi của Ethereum vẫn được xem là nền tảng an toàn và đáng tin cậy nhất để xây dựng các ứng dụng tài chính Web3.

Có lẽ, điều mà các nhà đầu tư và người ủng hộ Ethereum nên làm lúc này là thay đổi kỳ vọng: đừng xem ETH như một “coin top 2 sẽ bay mạnh mỗi chu kỳ” nữa, mà hãy coi nó là một tài sản nền tảng – một phần không thể thiếu trong cấu trúc tài chính phi tập trung dài hạn.


📌 Kết luận: Khi công nghệ và tầm nhìn dài hạn trở thành chủ đề chủ đạo của thị trường, Ethereum – dù đang trong cơn khủng hoảng nhẹ – vẫn giữ vai trò trung tâm. Nhưng để vươn mình một lần nữa, Ethereum cần học cách... lắng nghe thị trường.

Read more